Chứng khoán phái sinh hiện nay đã chạm đến mốc thanh khoản 10.000 tỉ, với gần 200.000 hợp đồng khớp lệnh mỗi ngày. Chứng khoán phái sin...
Chứng khoán phái sinh hiện nay đã chạm đến mốc thanh khoản 10.000 tỉ, với gần 200.000 hợp đồng khớp lệnh mỗi ngày. Chứng khoán phái sinh đang dần thể hiện tính ưu việt với các đặc tính nổi bật như : đòn bẩy cao , cho phép bán khống ,thanh khảo cao , giao dịch T 0 , cho phép rút tiền mọi lúc và có tính phòng vệ , giảm rủi ro cho danh mục .
Chứng khoán phái sinh là gì
Chứng khoán phái sinh là một chứng khoán có giá trị phụ thuộc từ một tài sản cơ bản (hoặc nhiều tài sản cơ bản gộp lại). Bản thân chứng khoán phái sinh là một hợp đồng giữa hai hoặc nhiều bên và giá của nó được xác định bởi sự biến động của tài sản cơ bản.
Các tài sản cơ bản phổ biến nhất trên thế giới bao gồm cổ phiếu , trái phiếu , hàng hóa , tiền tệ , lãi suất; và chỉ số thị trường. Trường hợp riêng của Việt Nam hiện nay là chỉ số thị trường VN30.
Chính do sự khác biệt về tài sản cơ bản, như ngoại hối, tín dụng, lãi suất,... Nên đã hình thành các thuật ngữ về sản phẩm phái sinh tiền tệ, sản phẩm phái sinh lãi suất, sản phẩm phái sinh hàng hóa, sản phẩm phái sinh tài chính...
Chứng khoán phái sinh quy định quyền lợi (hay nghĩa vụ) của các bên tham gia hợp đồng đối với việc thanh toán (hay chuyển giao) tài sản cơ sở với một mức giá được thỏa thuận trước vào một thời điểm nhất định trong tương lai.
Theo The Economist tính đến tháng 6 năm 2011, thị trường phái sinh OTC có khối lượng khoảng 700 nghìn tỷ USD, và tổng quy mô của thị trường giao dịch qua sàn khoảng 83 nghìn tỷ USD. Tuy nhiên, chúng là những giá trị "danh nghĩa", và một số nhà kinh tế nói rằng giá trị này thổi phồng giá trị thị trường và rủi ro tín dụng mà các bên liên quan thực sự phải đối mặt.
Ví dụ, vào năm 2010, trong khi tổng các phái sinh OTC vượt 600 nghìn tỷ USD, giá trị của thị trường này được ước tính thấp hơn nhiều, khoảng 21 nghìn tỷ USD. Rủi ro tín dụng tương đương của các hợp đồng phái sinh ước tính khoảng 3,3 nghìn tỷ USD.
Phân loại chứng khoán phái sinh .
Có 4 loại sản phẩm phái sinh chính
- Hợp đồng kỳ hạn
- Hợp đồng tương lai
- Hợp đồng quyền chọn
- Hợp đồng hoán đổi
Hợp đồng tương lai Hợp đồngtương lai (Futures) là việc thoả thuận giữa các bên về những nghĩa vụ muabán phải thực hiện theo mức giá đó xỏc định cho tương lai mà không phụ thuộcvào giá thị trường tại thời điểm đó. Lúc đầu, đối tượng của các future trên thịtrường là các mặt hàng đơn giản như lúa mỡ hay cà phờ. Các nhà đầu tư mua vàbán các hợp đồng future với môc đích nhằm giảm bớt sự lo ngại xảy ra những biếncố khiến giá bị đẩy lên cao hay xuống thấp trong những tháng sau đó. Ví dụ,công ty sản xuất sô- cô- la Hershay đó bao tiờu nguồn cung cấp ca- cao trên thịtrường với các hợp đồng futures để giới hạn rủi ro nếu giá ca- cao tăng lên.Future thường được các nhà đầu tư xem là một phương thức tốt để hạn chế rủi rotrong kinh doanh. Đến thập niên 80, các hợp đồng futures bắt đầu nở rộ và phốbiến trong các giao dịch thương mại và bao gồm nhiều loại khác nhau, như Hợp đồngtương lai chỉ số chứng khoán (index futures), Hợp đồng tương lai lói suất(interest futures), Hợp đồng tương lai ngoại hối (currency futures), Hợp đồngtương lainông sản (agricultural futures), Hợp đồng tương lai kim loại và khoángsản (metal and mineral futures)...
Hợp đồngkỳ hạn (Forward) là mộtthoả thuận trong đó một người mua và một người bán chấp thuận thực hiện mộtgiao dịch hàng hoá với khối lượng xác định, tại một thời điểm xác định trongtương lai với một mức giá được ấn định vào ngày hôm nay. Hàng hoá ở đây có thểlà bất kỳ thứ hàng hoá nào: từ nông sản, tiền tệ cho tới các chứng khoán. Điểmkhác biệt của forward với future là giá cả do hai bên tự thoả thuận với nhau dựatheo những ước lượng mang tính cá nhân và giá này vào thời điểm giao nhận hànghoá có thể thay đổi, tăng lên hoặc giảm xuống so với mức giá đó ký kết trong hợp đồng
Option ( quyền của nhà đầu tư trong Option có hai loại là Option mua và Option bỏn. OPTION mua: là quyền của nhà đầu tư trongđó người mua option sẽ trả cho người bán option một khoản tiền, gọi là giá trịquyền chọn hay phí quyền chọn (option premium) và người mua option sẽ có quyềnđược mua (nhưng không bắt buộc phải mua) một lượng tài sản nhất định (chứngkhoán, ngoại tệ, hàng hoá) theo một mức giá đó được thoả thuận trước tại thờiđiểm đó xỏc định trong tương lai. Người bán option nhận được tiền từ người muaoption nên họ có trách nhiệm phải bán một lượng chứng khoán nhất định theo mộtgiá cả đó được thoả thuận trước vào một ngày xác định trong tương lai (hoặc đượcthực hiện trước ngày đó) khi người mua option muốn thực hiện cái quyền được mua
SWAPS ( hợp đồng hoán đổi ) SWAPS dựa trên sự trao đổi và thực hiệnhợp đồng trong lĩnh vực lói suất và tiền tệ. Nhiều cụng ty, ngõn hàng muốn cúswap để ấn định tỷ lệ lói suất nhằm giảm thiểu sự bất ổn trong kinh doanh.Ngoài ra, swap cũng rất hiệu quả trong việc huy động vốn. Đầu thập niên 90,Citi Bank, ngân hàng lớn nhất tại Mỹ đó mở rộng một số hoạt động đầu tư sang Nhậtbản nên cần một lượng tiền yên Nhật rất lớn trong một thời gian ngắn, trongkhivốn của Citibank lại không có đủ đồng yên. Các chuyên gia nghiệp vụ ngân hàng củaCitibank lập tức nghĩ ngay đến Chifon Bank của Nhật bản. Citibank đó thoả thuậnmột swap với Chifon Bank, theo đó Citi Bank chuyển cho Chifon Bank một lượngUSD nhất định, đổi lại Chifon Bank sẽ cung cấp đồng yên cho hoạt động đầu tư củaCitibank tại Nhật bản. Nhờ vậy mà chỉ trong vũng 24 tiếng, Citibank đó cú đủ vốncần thiết cho dự án đầu tư tại đây. Như vậy, swap là một cam kết song phương,theo đó các nhà đầu tư sẽ trao cho nhau vào một ngày nhất định một số lượng nhấtđịnh đồng tiền của một quốc gia A để lấy một số lượng nhất định đồng tiền củaquốc gia B đó được quy đổi theo tỷ giá ngoại tệ hiện tại trong một thời hạn xácđịnh, với điều hứa hoàn lại vốn khi đến kỳ hạn.
Chứng khoán phái sinh ở Việt Nam
Hiện nay Hợp đồng tương lai đang được chọn làm sản phẩm giao dịch phái sinh tại Việt Nam đó chính là chỉ số VN30 (chứng khoán phái sinh chỉ số VN30 cũng là sản phẩm phái sinh đầu tiên của Việt Nam trên thị trường chứng khoán phái sinh). Với kí hiệu mã là VN30F.
Hiện tại cùng một lúc sẽ có 4 hợp đồng được giao dịch với chỉ số VN30-Index: hợp đồng tương lai cho tháng hiện tại; hợp đồng tương lai cho tháng kế tiếp; hợp đồng tương lai cuối quý gần nhất; hợp đồng tương lai cuối quý tiếp theo. Ví dụ, hợp đồng tương lai có mã số VN30F1806 là hợp đồng cho tháng hiện tại sẽ đáo hạn vào tháng 6/2018.
Bên cạnh đó nhà đầu tư có thể giao dịch hợp đồng có mã số VN30F1807 là hợp đồng sẽ đáo hạn vào tháng kế tiếp (tháng 7/2018). Hợp đồng có mã số VN30F1809 là hợp đồng sẽ đáo hạn vào quý gần nhất (tháng 9/2018 - quý 3/2018). Hợp đồng có mã số VN30F1812 là hợp đồng đáo hạn vào quý kế tiếp (tháng 12/2018 - quý 4/2018.
Chỉ số VN 30 là gì ?
Là chỉ số giá của 30 công ty niêm yết trên HOSE có giá trị vốn hoá và thanh khoản lớn nhất trên sàn, và phải đáp ứng các tiêu chí sàng lọc do hose đề ra. Các tiêu chí trong bộ lọc VN30 gồm có:
Bước 1: Sàng lọc giá trị vốn hóa
Tập hợp các cổ phiếu thỏa mãn điều kiện tham gia tính toán chỉ số VN30 được sắp xếp theo thứ tự giảm dần theo giá trị vốn hóa hàng ngày bình quân trong 6 tháng chưa điều chỉnh free-float. 50 cổ phiếu có giá trị vốn hóa cao nhất từ trên xuống sẽ được chọn.
Bước 2: Sàng lọc về free-float
(free-float là tỉ lệ cổ phiếu trôi nổi trên thị trường)
Cổ phiếu có tỷ lệ free-float =< 5% sẽ bị loại
Bước 3: Sàng lọc về thanh khoản
Tập hợp các cổ phiếu còn lại sau bước 2 được xếp theo thứ tự giảm dần về giá trị giao dịch hằng ngày bình quân trong 6 tháng. Áp dụng quy tắc thêm vào và loại bỏ cổ phiếu trong rổ chỉ số nhằm đảm bảo chỉ số mang tính ổn định nhưng vẫn đại diện cho toàn thị trường.NỀN TẢNG CHỨNG KHOÁN PHÁI SINH
Ban đầu, các công cụ phái sinh được sử dụng để đảm bảo tỷ giá hối đoái cân bằng cho hàng hóa giao dịch quốc tế. Với các giá trị khác nhau của tiền tệ quốc gia, các nhà giao dịch quốc tế cần một hệ thống để giải thích cho những khác biệt này. Ngày nay, các công cụ phái sinh có nhiều loại giao dịch và có nhiều công dụng hơn. Thậm chí còn có phái sinh dựa trên dữ liệu thời tiết chẳng hạn như lượng mưa hoặc số ngày nắng trong một khu vực.
Có nhiều loại công cụ phái sinh khác nhau có thể được sử dụng để quản lý rủi ro hoặc đầu cơ . Ví dụ, hãy tưởng tượng một nhà đầu tư châu Âu mua cổ phiếu của một công ty Mỹ thông qua một sàn giao dịch của Mỹ sử dụng đô la Mỹ. Nhà đầu tư này chịu rủi ro tỷ giá trong khi nắm giữ cổ phiếu đó. Nếu giá trị của đồng euro tăng so với đồng đô la, lợi nhuận của nhà đầu tư tính theo đồng đô la sẽ ít có giá trị hơn khi những lợi nhuận đó được chuyển đổi thành euro sau khi cổ phiếu được bán. Để phòng ngừa rủi ro này, nhà đầu tư có thể mua một công cụ phái sinh tiền tệ để khóa tỷ giá hối đoái cụ thể. Các công cụ phái sinh có thể được sử dụng để phòng ngừa loại rủi ro này bao gồm hợp đồng tương lai và hoán đổi tiền tệ .
Những định nghĩa trong chứng khoán phái sinh
Hợp đồng tương lai (HĐTL)
Hợp đồng tương lai là 1 thỏa thuận mua bán hàng hóa trong hiện tại và được giao dịch hàng vào 1 ngày xác định trong tương lai
Tài sản cơ sở là các tài sản được sử dụng làm cơ sở để xác định giá trị HĐTL
==> 1 Tài sản cơ sở ta có thể phát triển được rất nhiều các loại hợp đồng tương lai
Ví dụ
Tài sản cơ sở của Hợp đồng tương lai chỉ số VN30 chính là chỉ số Vn30
Từ tài sản cơ sở chỉ số VN30, chúng ta đã phát triển 4 loại hợp đồng tương lai
- Hợp đồng tương lai 1 tháng
- Hợp đồng tương lai 2 tháng
- Hợp đồng tương lai 1 quý
- Hợp đồng tương lai 2 quý
Vị thế là trạng thái của nhà đầu tư với hợp đồng. Có 2 Vị thế:
Vị thế mua ( Long position): nhà đầu tư mua hợp đồng sẽ có vị thế mua. Để đóng vị thế nhà đầu tư phải bán hợp đồng đi hoặc nắm giữ vị thế đến khi đáo hạn
Vị thế bán (Short position) : nhà đầu tư bán khống hợp đồng sẽ có vị thế bán. Để đóng vị thế nhà đầu tư phải mua hợp đồng lại hợp đồng hoặc nắm giữ vị thế đến khi đáo hạn.
* Lưu ý: Nhà đầu tư không cần có hợp đồng nào cũng có thể bán được.
THỜI GIAN ĐÁO HẠN
Là ngày thứ Năm thứ ba trong tháng đáo hạn, nếu trùng vào ngày nghỉ thì ngày giao dịch cuối cùng của hợp đồng đáo hạn tháng đó sẽ được điều chỉnh sang ngày giao dịch liền trước đó.
KÝ QUỸ
có 2 vấn đề cần lưu ý là mức ký quỹ ban đầu (có thuật ngữ là IM- Initial Margin) và mức ký quỹ duy trì (có thuật ngữ là MM- Maintenance Margin). Hiểu cách kí quỹ trong chứng khoán phái sinh, qua 2 định nghĩa kèm ví dụ sau: (nếu bạn chưa rõ kí quỹ hay còn gọi margin là gì, có thể xem qua bài viết sau: Margin là gì ?
1. Mức ký quỹ ban đầu (có thuật ngữ là IM- Initial Margin)
Đây là số tiền yêu cầu ký quỹ đối với số vị thế đang nắm giữ.
Mức ký quỹ ban đầu vào cuối ngày giao dịch được xác định bởi công thức:
IM = Tỷ lệ ký quỹ ban đầu x Số hợp đồng mở x Số nhân hợp đồng x Giá TT cuối ngày
Trong đó:
Tỷ lệ ký quỹ ban đầu là 15% và có thể thay đổi theo từng thời kỳ
Số nhân hợp đồng sản phẩm Hợp đồng Tương lai Chỉ số cổ phiếu VN30 là 100,000 VNĐ
Giá TT cuối ngày là giá thanh toán cuối ngày do Trung tâm bù trừ xác định
2. Mức ký quỹ duy trì (có thuật ngữ là MM- Maintenance Margin)
Mức ký quỹ duy trì là số tiền ký quỹ cần phải duy trì tối thiểu đối với số vị thế đang nắm giữ, được xác định như sau:
MM = 80% x IM
Trong đó tỷ lệ 80% do VCSC quy định và có thể thay đổi theo từng thời kỳ.
Khi Số dư ký quỹ giảm xuống dưới Mức ký quỹ duy trì, khách hàng sẽ nhận được thông báo nộp bổ sung ký quỹ (Margin Call) để đưa Số dư ký quỹ về Mức ký quỹ ban đầu.
Mức kí quỹ ban đầu tối thiểu tại VCSC là 15 tr đồng đối với tài khoản mở mới lần đầu.
Để giao dịch thì giá trị cọc cần phải có là 15%/giá trị mở vị thế
Ví dụ 1:Mở vị thế mua ở 900 điểm, tương đương cọc là 13,5 tr. Nếu vị thế của bạn giảm giá 20% thì bạn sẽ được yêu cầu bị gọi kí quỹ bổ sung đủ 15%.
Ví dụ 2:Nhà đầu tư tham gia Hợp đồng tương lai VN30F1712 có quy mô 100 triệu đồng/hợp đồng với mức ký quỹ quy định là 15%; thay vì phải bỏ ra 100 triệu đồng, nhà đầu tư chỉ cần ký quỹ 15 triệu đồng là đã có thể tham gia vào một hợp đồng này.
Nhà đầu tư không có đủ số tiền ký quỹ như yêu cầu có thể bị gọi ký quỹ, và phải nộp đầy đủ ký quỹ để có thể tiếp tục nắm giữ vị thế đối với Hợp đồng tương lai. Nếu không nộp đủ số tiền ký quỹ thì NĐT sẽ bị ép buộc đóng vị thế.
Trên thị trường chứng khoán phái sinh, cơ chế thanh toán là thanh toán hàng ngày. Nhà đầu tư khi giao dịch và nắm giữ các vị thế trong các hợp đồng chứng khoán phái sinh sẽ phải thực hiện thanh toán toàn bộ lãi lỗ phát sinh từ các vị thế đó mỗi ngày:
> Nếu tài khoản chứng khoán phái sinh của nhà đầu tư lỗ ròng: nhà đầu tư sẽ phải thanh toán đầy đủ toàn bộ số lỗ phát sinh chậm nhất đến 9h sáng ngày hôm sau.
> Nếu tài khoản chứng khoán phái sinh của nhà đầu tư lãi ròng: nhà đầu tư sẽ nhận được đầy đủ số lãi phát sinh sau 11h sáng ngày hôm sau.
> Lãi/lỗ ở mỗi vị thế sẽ được tính toán dựa trên giá giao dịch đóng cửa của hợp đồng tương lai đó. Riêng đối với các hợp đồng tương lai chỉ số đến ngày đáo hạn, lãi/lỗ sẽ được tính toán dựa trên giá đóng cửa của chỉ số tại ngày đáo hạn của hợp đồng tương lai đó.
BIỂU ĐỒ GIÁ CHỨNG KHOÁN PHÁI SINH
Biểu đồ giao dịch chứng khoán phái sinh của chỉ số VN30, có thể xem trực tiếp trên bảng giá phái sinh tại địa chỉ:
Trong địa chỉ trên, nhà đầu tư có thể xem chart phái sinh realtime, phân bổ khớp lệnh, khớp lệnh trực tiếp, ... Dựa trên nền tảng tích hợp dữ liệu và hệ thống phần mềm của TradingView. Chỉ có nhược điểm duy nhất là dữ liệu bảng điện khá nặng. Do đó nếu nhà đầu tư chỉ xem mỗi khớp lệnh của chứng khoán phái sinh, có thể chọn một số bảng giá chứng khoán phái sinh trực tuyến khác nhẹ hơn như:bảng giá phái sinh ssi,bảng giá phái sinh hsc, bảng giá chứng khoán phái sinh mbs .
Các nguyên tắc thể hiện trong bảng điện phái sinh cũng giống trong chứng khoán cơ sở, nguyên tắc xem bảng điện, nếu NDT chưa nắm rõ có thể xem thêm tại bài viết tóm gọn về cách xem bảng điện trong chuỗi kiến thức chứng khoán dành cho người mới .
NHỮNG CÂU HỎI THƯỜNG GẶP TRONG PHÁI SINH
1. Tính lãi lỗ dựa trên biến động của HĐTL chỉ hay của chỉ số?
Lãi/lỗ ở mỗi vị thế sẽ được tính toán dựa trên giá giao dịch đóng cửa của hợp đồng tương lai đó. Riêng đối với các hợp đồng tương lai chỉ số đến ngày đáo hạn, lãi/lỗ sẽ được tính toán dựa trên giá đóng cửa của chỉ số tại ngày đáo hạn của hợp đồng tương lai đó.
2. Tại sao mở cửa sớm 15 phút so với thị trường cơ sở?
Biến động HĐTL phản ánh dự báo xu hướng của chỉ số/giá hàng hóa trong tương lai. Dựa trên khối lượng mở (Open Interest), có thể thấy được nhận định của nhà đầu tư với xu hướng chỉ số trong tháng hiện tại, tháng kế tiếp cũng như 2 tháng của 2 quý tiếp theo.
Vì vậy, cần mở cửa trước thị trường cơ sở 15 phút để làm nhà đầu tư trên thị trường cơ sở có thể chuẩn bị trước.
3. Thanh toán lãi và nộp thêm ký quỹ bổ sung nếu lỗ sẽ diễn ra như thế nào?
Nễu phát sinh lãi, tiền lãi từ hợp đồng tương lai sẽ về sau 11h trưa ngày T+1 nên ngay đầu giờ chiều nhà đầu tư đã có tiền.
Trường hợp lỗ nộp bổ sung, sẽ tùy theo quy định cụ thể của từng công ty chứng khoán nhưng thường phải hoàn tất ngay trong phiên giao dịch sáng.
CÁC BƯỚC GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN PHÁI SINH
Bước 1: mở tài khoản
Nhà đầu tư cần tài khoản chứng khoán trước khi giao dịch phái sinh. Nhà đầu tư có thể đến mở trực tiếp tại VPS hoặc thông qua môi giới, tài khoản của nhà đầu tư sẽ được giao dịch vào ngày hôm sau.
Bước 2 : Nộp Ký quỹ
Nhà đầu tư phải thực hiện nộp ký quỹ trước khi tham gia giao dịch Hợp đồng tương lai.Nhà đầu tư có thể nộp trực tiếp tiền vào tài khoản chứng khoán phái sinh hoặc chuyển tiền từ tài khoản chứng khoán cơ sở sang bên tài khoản chứng khoán phái sinh thông qua phần mềm giao dịch tự động VPS Sau đó ký quỹ từ tài khoản chứng khoán phái sinh lên Trung tâm lưu ký sẽ thực hiện tự động thông qua phần mềm.
Bước 3: Giao dịch trong ngày
Sau khi đã ký quỹ, nhà đầu tư thực hiện theo dõi biến động chỉ số thị trường bằng chart realtime trên VPS và đặt lệnh. Chi tiết lệnh đặt của nhà đầu tư sẽ được gửi nhanh nhất tới Sở và sẽ được Sở trả kết quả về khi khớp lệnh. Sau khi khớp lệnh, nhà đầu tư đã nắm giữ vị thế ở Hợp đồng tương lai. Nhà đầu tư muốn đóng vị thế có thể thực hiện lệnh đóng vị thế, hoặc đảo vị thế bằng cách đặt một lệnh ngược chiều với vị thế mình đang nắm giữ.
Nếu bạn còn băn khoăn việc chọn lựa hệ thống giao dịch chứng khoán phái sinh, xem qua bài viết về: phần mềm giao dịch chứng khoán phái sinh.
Bước 4: Thanh toán vào cuối ngày
Hằng ngày vào lúc 16h P.M, tài khoản của nhà đầu tư sẽ được hạch toán lãi lỗ. Nếu tài khoản chứng khoán phái sinh của nhà đầu tư lỗ ròng: nhà đầu tư sẽ phải thanh toán bổ sung kí quỹ trước 9h sáng ngày hôm sau; Nếu tài khoản chứng khoán phái sinh của nhà đầu tư lãi ròng: nhà đầu tư sẽ nhận được đầy đủ số lãi phát sinh trước 9h sáng ngày hôm sau.Ngoài ra nhà đầu tư có thể theo dõi realtime lãi lỗ qua hệ thống tạm tính của VPS
Bước 5: theo dõi các loại tỷ lệ Nhà đầu tư hãy theo dõi Tỷ lệ sử dụng tài sản ký quỹ và Tỷ lệ tài khoản phái sinh để luôn đảm bảo tài khoản an toàn, tránh trường hợp để tỷ lệ lên quá cao vượt ngưỡng quy định an toàn và bị đóng vị thế bắt buộc.VPS đã phát triển nhiều công cụ theo dõi chi tiết, từng biến động nhỏ nhất giúp nhà đầu tư tự quản lí một cách chặt chẽ nhất.
CÁC QUY ĐỊNH VỀ CHỨNG KHOÁN PHÁI SINH
1. thời gian giao dịch
Khác với thị trường cổ phiếu chỉ có 2 phiên khớp lệnh liên tục và định kỳ đóng cửa, kết cấu phiên giao dịch hợp đồng tương lai gồm 3 phiên: phiên giao dịch khớp lệnh định kỳ mở cửa, phiên khớp lệnh liên tục, và phiên khớp lệnh định kỳ đóng cửa. Thời gian thị trường phái sinh mở cửa sẽ sớm hơn thị trường cổ phiếu 15 phut, nhưng kết thúc cùng giờ với thị trường cơ sở, cụ thể như sau:
- Phiên sáng:
+ Phiên khớp lệnh định kỳ mở cửa: 8h45 - 9h00
+ Phiên khớp lệnh liên tục: 9h00 - 11h30
Giao dịch thỏa thuận: 8h45- 11h30
- Nghỉ trưa 11h30- 13h00
- Phiên chiều
+ Phiên khớp lệnh liên tục: 13h00 - 14h30
+ Phiên khớp lệnh định kỳ đóng cửa: 14h30- 14h45
Giao dịch thỏa thuận: 13h00 -14h45
2. Ký quỹ giao dịch
Căn cứ vào quy mô hợp đồng, nhà đầu tư có thể tính toán lượng tiền ký quỹ ban đầu để mua một hợp đồng tương lai. Theo quy định của TTLKCK mức ký quỹ ban đầu là 10% giá trị hợp đồng, nghĩa là nếu quy mô hợp đồng là 70.000.000 thì nhà đầu tư chỉ phải bỏ ra mưc ky quy ban đầu là 7 triệu đồng để mua được 1 hợp đồng
Margin sẽ được tính toán lại theo ngày (mark to market) và nhà đầu tư vào bổ sung nếu thị trường có xu hướng đi ngược.
3.Đơn vị yết giá/Bước giá
Đơn vị yết giá không theo giá trị tính bằng tiền mà tính theo điểm chỉ số cơ sở của hợp đồng và được quy định theo từng mẫu hợp đồng cụ thể. Với hợp đồng chỉ số cổ phiếu là 0,1 điểm chỉ số.
Bước giá dao động tối thiểu của hợp đồng tương lai chỉ số VN30-Index là 0,1 điểm chỉ số, tương tự như bước giá giao dịch cổ phiếu. Ví dụ VN30-Index hiện có điểm số 700 điểm, nhà đầu tư có thể đặt lệnh ở các mức điểm số: 700,1 điểm, 700,2 điểm, 699,9 điểm và tương ứng là lượng tiền cần có để mua một hợp đồng tại bước giá đó.
Đơn vị giao dịch là 1 hợp đồng.
4. Biên độ dao động giá
Biên độ dao động giá hợp đồng tương lai được xác định cho từng hợp đồng cụ thể trong giới hạn giữa giá trần và giá sàn chứ không có một mức biên độ dao động cụ thể như trên thị trường cổ phiếu niêm yết hay UPCoM. Giới hạn lệnh, giới hạn vị thế được quy định theo từng hợp đồng, mẫu hợp đồng và được Sở GDCK Hà Nội công bố trước khi áp dụng. Đối với hợp đồng tương lai chỉ số cổ phiếu VN30, biên độ dao động giá là 7%.
5. Lệnh giao dịch
Các loại lệnh giao dịch hợp đồng tương lai cũng tương tự như giao dịch cổ phiếu gồm có lệnh giới hạn (LO), lệnh thị trường (MOK, MAK, MTL), lênh ATO, ATC. Việc sửa hủy lệnh cũng được áp dụng giống như đối với giao dịch cổ phiếu niêm yết.
6. Giá tham chiếu
Giao dịch hợp đồng tương lai không có giá đóng cửa cuối ngày như trên thị trường cổ phiếu, thay vào đó sẽ có giá thanh toán cuối ngày. Giá thanh toán cuối ngày là giá trị chỉ số cơ sở đong cưa tại ngày giao dịch cuối cùng cua HĐTL và do TTLKCK xác định và công bố. Giá tham chiếu là giá thanh toán cuối ngày của ngày giao dịch liền trước. Giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên do TTLKCK xác định.
7. Ngày giao dịch cuối cùng
Là ngày thứ Năm thứ ba trong tháng đáo hạn, nếu trùng vào ngày nghỉ thì ngày giao dịch cuối cùng của hợp đồng đáo hạn tháng đó sẽ được điều chỉnh sang ngày giao dịch liền trước đó.
8. Phương thức giao dịch và thanh toán
Phương thức giao dịch gồm khớp lệnh và thỏa thuận trên nguyên tắc ưu tiên về giá và thời gian.
Phương thức thanh toán: tiền mặt.
Khi giao dịch cổ phiếu, nhà đầu tư thanh toán tiền và cổ phiếu cho người bán qua hệ thống thanh toán bù trừ với giá trị đúng bằng giá trị cổ phiếu khớp lệnh. Đối với giao dịch hợp đồng tương lai, nếu nhà đầu tư dự đoán chỉ số VN30-Index sẽ tăng/giảm trong thời gian tới, nhà đầu tư đó sẽ đặt lệnh mua một hợp đồng tương lai.
Khi chỉ số đó tăng/giảm đúng như dự đoán thì có thể bán hợp đồng đó đi để chốt lãi. Thực chất là nhà đầu tư thực hiện một lệnh bán một hợp đồng tương lai cùng kỳ hạn với hợp đồng đang nắm giữ, tức là nhà đầu tư đang cân bằng vị thế với hợp đồng đang có và tổng vị thế bằng 0, số tiền lãi sẽ được thu về bằng tiền mặt. Nếu nhà đầu tư chưa nắm giữ hợp đồng để cân bằng vị thế thì việc bán hợp đồng mới thực ra lại là mua. Nhà đầu tư sẽ phải trả tiền (tiền ký quỹ ban đầu) để có được một hợp đồng.Để chốt lời/cắt lỗ với vị thế đã có thì giao dịch là đóng vị thế (cover/close) bằng hành động ngược với giao dịch trước đó ở hợp đồng có cùng kỳ hạn.
Chứng khoán phái sinh quốc tế
Tại Việt Nam, giới truyền thông chủ yếu đề cập tới chứng khoán phái sinh quốc tế là sản phẩm
CFD. Sản phẩm này hiện giờ phải giao dịch qua sàn thứ cấp, chưa được pháp luật trong nước công nhận chính thức. Do đó phần này chỉ có thể nói tổng quan về các sản phẩm trong chứng khoán phái sinh quốc tế, còn cách chơi chứng khoán phái sinh quốc tế, đầu tư chứng khoán phái sinh quốc tế như thế nào, chứng khoán phái sinh quốc tế lừa đảo hay không, quý nhà đầu tư có thể đọc thêm trên các báo tài chính.
CFD là gì?
CFD hay có tên tiếng anh chính xác là Contract For Difference, là một loại hình thức kinh doanh chênh lệch giá, nhà đầu tư sẽ giao dịch dựa vào biến động giá cả của các loại sản phẩm phái sinh, dựa trên biến động của sản phẩm cơ sở.
Biên độ chênh lệch giá của các sản phẩm giao dịch sẽ phụ thuộc vào sức mua và sức bán của chúng trên thị trường.
Sản phẩm chứng khoán phái sinh quốc tế
Có 4 nhóm sản phẩm chính trên thị trường:
> Hàng hóa, Dầu thô, Nông sản: coffee, gạo, bông,...
> Kim loại quý: vàng, bạc, palladium
> Các cặp tiền tệ chính: GBP/USD, EUR/USD, USD/JPY, USD/CAD
> Cổ phiếu các tập đoàn lớn: APPLE (APPL), LOCKHEED MARTIN (LMT), TESLA (TSLA), JPMORGAN (JPM), GAZPROM (GAZP).
MỞ TÀI KHOẢN CHỨNG KHOÁN PHÁI SINH
"ĐẦU TƯ VÀO TRI THỨC SẼ ĐEM LẠI LỢI NHUẬN CAO NHẤT " - ĐỂ CÓ KIẾN THỨC ĐẦU TƯ TỐT MỜI BẠN THAM KHẢO CÁC KHÓA HỌC CHỨNG KHOÁN PHÁI SINH TẠI ĐÂY
Liên hệ với Xuân Thiệu để được miễn phí phí giao dịch và trao đổi sâu hơn về danh mục và cơ hội đầu tư hấp dẫn 2019.
- Điện thoại: Xuân Thiệu – 0988.617.103 (Zalo) .
- Email: xuanthieuinvestment@gmail.com
- Website: fibonacci.edu.vn
- Fanpage 1 : Xuân Thiệu Phân Tích Kỹ Thuật Chứng Khoán
- Fanpage 2 : Fibonacci Academy - Viện thực hành đầu tư tài chính .